Thật tuyệt vời với Top 10 cách trị lỡ miệng tại nhà hiệu quả

Thông thường, khi bạn bị viêm loét ở mức độ nhẹ thì chỉ cần uống kháng sinh, vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng và ngậm nước muối loãng, chống dị ứng với vi khuẩn, tăng cường đề kháng và bổ sung các chất cần thiết như sắt, kém,… Nhưng với những người bị lở miệng nặng như áp xe vùng miệng sâu, bị viêm tấy, lây lan rộng và ở nhiều vị trí đặc biệt hay gặp ở vùng dưới lưỡi, dưới hàm, ở nướu, bên hầu và kèm theo sức đề kháng giảm, toàn thân suy nhược, bị nhiễm khuẩn nặng thì cần cấy máu nếu bị nghi ngờ nhiễm trùng huyết và cần thiết phải làm kháng sinh đồ. Hãy cùng Top 10 Việt Nam khám phá.

Ngậm chất chát

Các loại thực vật có vị chát như trà xanh, trà khô, quả sung, vỏ xoài xanh, húng chanh, húng quế… đều có công dụng giúp kháng khuẩn, giải lở miệng, khử mùi hôi hiệu quả

Nước cỏ mực

Bôi nước cỏ mực hoà mật ong: lấy một nắm cỏ mực sau đó giã nát hoặc xay, ép lấy nước trộn cùng một thìa cà phê mật ong. Sau đó  dùng tăm bông thấm lấy dung dịch vừa thu được và chấm vào chỗ bị lở loét sẽ giảm sưng đau. Thực hiện ngày 3 lần sẽ cho công dụng.

Nước hạt rau mùi

Súc miệng từ 3 đến 4 lần/ ngày bằng nước hạt rau mùi (ngâm 1 thìa hạt rau mùi với một cốc nước đun sôi để nguội , bỏ hạt chắt lấy nước dùng để súc miệng). Trong nước hạt rau mùi có chất kháng khuẩn, chữa hôi miệng và lở miệng hiệu quả

Nước muối

Súc miệng hoặc ngậm nước muối pha loãng hằng ngày. Do nước muối là dung dịch có tính sát khuẩn cao sẽ giúp tiêu diệt và hạn chế vi khuẩn ở các vết loét, lở và khiến những vết loét nhanh chóng lành lặn trở lại.

Nước cốt cùi dừa

Súc miệng bằng dung dịch nước cốt cùi dừa ép từ 3-4 lần/ ngày. Do nước cốt cùi dừa chứa dầu dừa có thể tiêu diệt vi khuẩn có hại, làm sạch miệng và làm dịu cơn đau, nhanh lành các vết loét do lở miệng gây nên.

Nước củ cải trắng

Dùng nước củ cải trắng: lấy 300g củ cải trắng đã rửa và cạo sạch vỏ xay hoặc giã lấy nước cốt hòa cùng 250ml nước lọc, dùng để súc miệng 3 lần/ ngày.

Nước ép cà chua sống

Bạn có thể nhai sống cà chua trực tiếp hoặc xay lấy nước cốt ngậm trong miệng và nuốt từ từ. Nếu đều đặn từ 3-4 lần/ ngày sẽ cho hiệu quả bất ngờ.

Nước lá rau ngót

Rau ngót bạn cần rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát hoặc xay nhuyễn lấy nước cốt, hòa chung ít mật ong. Lấy tăm bông sạch thấm dung dịch vừa được và bôi vào chỗ bị sưng đau, chỗ lở loét, có thể bôi từ 2 đến 3 lần/ ngày.

Nước chè đỗ đen

Ngoài ra, theo các bài thuốc dân gian được ông cha ta truyền lại, lở miệng, nhiệt miệng là do nguyên nhân bị nóng trong người. Do đó bạn có thể sử dụng những biện pháp để giải nhiệt như uống nước đỗ đen. Bằng cách nấu đỗ đen tươi hoặc rang đỗ đen lên sau đó bỏ và ninh kỹ lấy nước đó uống hằng ngày cho công dụng giải nhiệt tốt.

Nước rau má

Uống nước rau má tươi giã và hòa cùng nước đã đun sôi, hoặc nấu nước râu ngô để uống thay nước lọc hằng ngày, uống đủ 1 ngày từ 1,5 đến 2 lít nước

Hạn chế đồ cay nóng, lạnh

Kiêng uống đá lạnh và ăn đồ cay nóng, đồ chiên. Hạn chế ăn những gia vị cay như tiêu, ớt, tỏi, gừng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *