10 loại thức uống tốt cho dạ dày – Có thể làm tại nhà

Ngoài những món ăn tốt cho sức khỏe, có những loại nước uống tốt cho người bị đau dạ dày. Sử dụng thường xuyên những loại  nước này sẽ làm giảm bớt triệu chứng, giúp bệnh nhân dễ chịu hơn. Vậy đau dạ dày nên uống nước gì, kiêng gì?  Hãy cùng Top 10 Việt Nam khám pha ngay.

Trà hoa cúc

Trà hoa cúc có công dụng làm dịu đường tiêu hóa, giảm đau bụng, chuột rút. Do đó, nếu chưa biết nên uống nước gì khi bị đau dạ dày thì hãy dùng trà hoa cúc thường xuyên. Chữa đau dạ dày không khó với hướng dẫn từ chuyên gia

Uống nước chanh

Nếu còn băn khoăn đau dạ dày nên uống nước gì thì nước chanh chính là một câu trả lời. Nhiều người thường nghĩ chanh có tính acid, bị các bệnh đường tiêu hóa thì không nên sử dụng loại thực phẩm này. Nhưng trên thực tế, khi dùng chanh hòa với nước ấm để uống, nó có khả năng điều trị chứng khó tiêu, buồn nôn, ói mửa. Nên uống 3 lần mỗi ngày, mỗi lần sử dụng khoảng ba thìa nước cốt chanh để mang đến hiệu quả tốt.

Nước gừng

Các nghiên cứu đã cho thấy gừng có tác dụng kháng viêm và chống oxy hóa. Do đó, mỗi ngày uống một tách trà gừng sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng khó chịu do đau dạ dày gây ra. Có thể thêm chút mật ong vào để dễ uống hơn.

Ngoài ra, gừng cũng có tác dụng làm giảm buồn nôn và nôn mửa. Nếu bị say xe thì ngậm một lát gừng trong miệng sẽ giúp cơ thể dễ chịu hơn.

Giấm rượu táo

Nếu chưa biết đau dạ dày nên uống nước gì thì bạn có thể thử giấm rượu táo. Đây là một trong những mẹo trị đau dạ dày được áp dụng phổ biến và mang đến tác dụng đáng kể. Loại nước uống này được sử dụng trong các trường hợp bị khó tiêu, giúp việc hấp thu các loại khoáng chất, vitamin diễn ra dễ dàng hơn. Chưa hết, nước giấm rượu táo còn có khả năng kháng khuẩn. Vì vậy nó có tác dụng tích cực trong việc làm giảm các triệu chứng bệnh đau dạ dày.

Chỉ cần dùng một muỗng cà phê giấm táo để pha với một ly nước ấm và uống thường xuyên sẽ mang đến tác dụng tốt. Tuy nhiên, các bạn cũng nên chú ý uống mỗi ngày 3 lần vào trước bữa ăn để nó phát huy được hiệu quả.

Nước ép bạc hà

Nếu bị buồn nôn, khó tiêu, ói mửa, bạn nên uống nước ép bạc hà. Đây được xem là một trong những giải pháp hiệu quả trong việc khắc phục các triệu chứng đau dạ dày và chuột rút.

Người bệnh có thể nhai một vài lá bạc hà rồi nuốt hoặc làm nước ép bạc hà để uống thường xuyên. Nếu mắc chứng đau dạ dày sau khi ăn thì cũng có thể áp dụng theo cách này.

Nước muối ấm

Nghe có vẻ khó tin nhưng thực chất, uống nước muối ấm cũng có thể khắc phục tình trạng rối loạn dạ dày. Cách thực hiện như sau: Lấy một hoặc hai muỗng cà phê muối để hòa vào cốc nước ấm rồi uống. Nó sẽ làm giảm các cơn đau bụng do đau dạ dày gây ra.

Hạt bạch đậu khấu

Nếu chưa biết bị bệnh đau dạ dày nên uống nước nước gì, trà từ hạt bạch đậu khấu chính là một sự lựa chọn tốt. Cách nấu loại trà này như sau:

Lấy hạt bạch đậu khấu, cho vào nồi và luộc lên. Cho thêm ít hạt thìa là vào để đun cùng. Khi thấy nước sôi kỹ thì tắt bếp, chắt nước này để uống 3 lần mỗi ngày. Thực hiện thường xuyên để thấy được hiệu quả.

Nước ép nha đam

Trong thành phần của nha đam chứa các hoạt chất kháng viêm, sát khuẩn và có tính chất làm se. Do vậy, nó thường được dùng để chữa trị các bệnh nhiễm trùng, ngăn ngừa chảy máu trong.

Thêm vào đó, uống nước lô hội thường xuyên còn có tác dụng làm dịu dạ dày, cải thiện hệ tiêu hóa, chữa táo bón, giảm đau bụng… Chính vì những lý do này mà bạn nên uống một ly nước ép nha đam vào mỗi buổi sáng.

Hạt thìa là

Loại hạt này có thể làm giảm các triệu chứng đau bụng, khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng. Vì thế nước hạt thìa là cũng là một loại nước uống tốt cho bệnh đau dạ dày mà chúng ta nên thử.

Cách làm như sau: Lấy một ít hạt thìa là, cho vào nồi và đun lên với nước. Sau đó thêm chút nước chanh vào rồi khuấy đều. Chắt lấy nước này để uống trước bữa ăn, giúp hỗ trợ tiêu hóa, khắc phục chứng đau dạ dày.

Hạt carom

Uống nước hạt carom hay ajwain cũng là một giải pháp tốt cho những người đang bị đau dạ dày. Chỉ cần đun ít hạt này lên, cho thêm ít muối vào rồi uống trước khi ăn là được.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *