“Uống ngay” 10 loại nước mát gan tốt nhất hiện nay

Uống gì mát gan? Đó là câu hỏi khiến nhiều người phải bối rối vì có quá nhiều thông tin về các loại nước uống giải nhiệt cơ thể, thanh lọc, thải độc… vàng thau lẫn lộn. Từ cách nấu nước mát của người Hoa đến các loại nước mát làm đẹp da, trà thải độc, lá mát gan… Đừng lo lắng, 10 loại nguyên liệu làm nước mát gan sau đây đã được Top 10 Việt Nam tuyển lựa sẽ giúp gỡ rối cho bạn.

Nước rau má

Rau má có tác dụng gì trong việc làm mát gan trị mụn? Rau má được xem là loại “rau mát gan” của nhiều người. Vì có vị đắng, tính mát nên từ xưa rau má đã được dùng như một loại thảo dược, thuốc trị mụn Đông y… các dưỡng chất có trong rau má giúp làm lành vết thương do mụn, giảm thâm mụn, tái tạo làn da. Tác dụng của nước rau má cũng mang lại hiệu quả cải thiện với người bị mụn nhọt rôm sảy, khí hư bạch đới, giảm stress, phòng ngừa bệnh tim mạch…

Về cách dùng, rau má thường được dùng để nấu canh hoặc ăn trực tiếp kèm các loại rau sống trong bữa cơm. Ngoài ra, một số người còn dùng bã rau má trị mụn cho da dẻ mịn màng, đặt biệt nước rau má là loại thức uống phổ biến giúp làm dịu mát cơ thể.

Do đó, chỉ nên uống 3-4 ly nước rau má trong tuần. Nếu dùng hằng ngày thì mỗi ngày không uống quá 40g rau má và nên ngưng hai tuần sau khi uống liên tục trong một tháng.

Lá sâm

Lá sâm hay sương sâm là loại lá mát gan dân dã, sương sâm mọc dại phổ biến ở Đông Nam Á với hai loại: Sâm trơn và sâm lông. Lá sâm vừa có tác dụng giải khát vừa được sử dụng như vị thuốc uống mát gan, trị mụn, thanh lọc cơ thể.

Để đảm bảo an toàn, có thể mua lá sâm về vắt lấy nước, để đông tự nhiên. Có thể ăn với đá và một ít đường.

Cần lưu ý chỉ nên dùng không quá 2 ly sương sâm mỗi ngày vì sương sâm có tác dụng nhuận trường, ăn quá nhiều có thể gây tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa. Khi mua sương sâm nên chọn mua lá tươi về làm tại nhà, các loại làm sẵn thường thiếu vệ sinh hoặc thêm phụ gia làm đông có thể gây ngộ độc.

Trà hoa cúc

Trà hoa cúc cũng là một loại trà mát gan được nhiều người sử dụng. Theo Tạp chí Thế giới về Tiêu hóa (World Journal of Gastroenterology), trà hoa cúc có khả năng cải thiện gan nhiễm độc do lạm dụng thuốc giúp gan duy trì hoạt động bình thường. Ngoài công dụng của một loại trà thải độc, trà hoa cúc còn giúp ổn định niêm mạc dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa.

Về cách dùng, trà hoa cúc cũng như nhiều loại trà khác nên được dùng nóng và chỉ nên uống vào sáng sớm để giúp cơ thể tỉnh táo, hoặc sau bữa ăn nhằm cải thiện đầy hơi, khó tiêu.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo chỉ nên uống dưới 2 tách trà một ngày và không nên uống trà vào buổi tối vì dễ gây mất ngủ.

Trà xanh

Trong các loại nước uống giải nhiệt cơ thể, trà xanh là loại trà thải độc cơ thể dân dã và phổ biến có thể dễ dàng tìm được.

Với nhiều công dụng bổ ích cho cơ thể, trà xanh thường được dùng như một loại trà mát gan. Cách dùng phổ biến là rửa sạch lá trà tươi sau đó cho nước sôi vào để lấy nước trà xanh nguyên chất.

Trên thị trường cũng có một số sản phẩm thuộc dạng chiết xuất trà xanh, trà mát gan từ lá trà xanh đã qua chế biến. Tuy nhiên theo các chuyên gia, sử dụng lá trà tươi nguyên chất vẫn sẽ tốt hơn vì các sản phẩm đóng gói, chế biến sẵn có thể chứa chất bảo quản không tốt cho gan nói riêng và cơ thể nói chung.

Việc lạm dụng trà xanh cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm. Trong 200ml trà xanh có chứa khoảng 24-45 mg caffeine, việc dùng trên 4 ly trà một ngày có thể gây ra táo bón, tiểu đường, mất ngủ, kích ứng ở ruột, rối loạn nhịp tim, thiếu máu,…

Nước dừa

Nước dừa được coi là loại nước uống mát gan tự nhiên với rất nhiều vitamin, khoáng chất giúp tăng cường trao đổi và chuyển hóa chất. Hơn thế, bổ sung nước dừa sau khi thức giấc sẽ giúp hỗ trợ đào thải cặn bã, độc tố tích tụ trong đêm ra khỏi cơ thể. Loại nước này cũng chứa lượng lớn axit lauric với khả năng chống viêm, kháng khuẩn cao giúp da giảm mụn.

Nước ép bưởi

Bưởi là loại trái cây nhiệt đới quen thuộc, chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa. Trong bưởi có chứa nhiều naringin, được cho là có tiềm năng trong việc ngăn ngừa tổn thương gan, hỗ trợ chuyển hóa lipid phòng ngừa gan nhiễm mỡ chống xơ gan,…

Bưởi ngoài dùng ăn trực tiếp còn thể làm nước uống hoặc chế biến thành nhiều món ăn khác giúp mát gan, phòng ngừa gan nhiễm mỡ hiệu quả

Người có hệ tiêu hóa kém không nên uống nhiều hơn 1 ly nước ép bưởi hoặc ăn quá nhiều bưởi trong ngày vì có thể gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.

Cây mã đề

Mã đề là loại cây mọc hoang khá phổ biến, từ xưa đã được dùng trong các bài thuốc Y học cổ truyền. Cây mã đề có tính mát, lành, vị ngọt, tác dụng lợi tiểu, mát gan vì vậy thường đường dùng nấu nước uống.

Hầu như tất cả các bộ phận của cây mã đề từ rễ, thân, lá, hoa, đều có thể sử dụng để nấu nước uống hoặc xông, đây là một vị không thể thiếu trong cách nấu nước mát của người hoa. Lá mã đề non còn được xem là một loại lá mát gan có thể dùng làm rau nấu canh.

Bột sắn dây

Sắn dây thường được xếp vào một trong các loại nước uống giải nhiệt cơ thể. Bột sắn dây được mài từ củ sắn dây, theo Đông y loại củ này có vị ngọt, mát, tính bình.

Bột sắn dây có tác dụng hạ nhiệt, giảm đường huyết, cải thiện rối loạn mỡ máu, giải rượu, giảm độc tố tích tụ trong gan.

Atiso

Atiso (tên khoa học là Cynara scolymus), là loại cây có nguồn gốc từ Địa Trung Hải. Sau khi được người Pháp đưa vào Việt Nam loại cây này đã trở thành đặc sản của cao nguyên Lâm Đồng.

Atiso có vị đắng nhẹ, tính mát có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu, lợi tiểu chống độc, lợi mật, tăng tiết mật, nhuận gan, bảo vệ gan. Do đó loại cây này thường được dùng như một loại trà mát gan tiêu độc cho cơ thể.

Hoa bụp giấm cánh mỏng, màu trắng, phần đài quả màu đỏ thẫm, vị chua, ngọt nhẹ thường được dùng làm mứt, siro, nước giải khát hoặc nấu canh chua. Người dùng cần lưu ý để tránh nhầm lẫn về công dụng, giá trị dược liệu của 2 loại cây.

Bồ công anh

Bồ công anh là loại cây thuộc họ cúc Asteraceae, cây có vị đắng, tính mát, rất thích hợp dùng để thanh nhiệt giải độc cho cơ thể.

Bồ công anh có nhiều tác dụng tốt như cung cấp chất xơ, chất chống oxy hóa, lợi tiểu, giàu vitamin A, K. Đặc biệt, bồ công anh còn có khả năng hỗ trợ thanh lọc, làm mát gan,thải độc.

Bồ công anh có tác dụng lợi tiểu, do đó không nên uống nhiều nước bồ công anh vào buổi tối. Mỗi ngày không dùng quá 400ml nước bồ công anh, và nên ngưng sau khi dùng liên tục 5 – 10 ngày, không dùng liên tục trong thời gian dài.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *