Nguồn tài nguyên của Việt Nam được mệnh danh là “rừng vàng biển bạc” với vô số các loại động vật, thực vật, khoáng vật quý giá. Trong đó, không thể không kể tới các loại dược liệu thiên nhiên cao cấp có nguồn gốc từ thực vật rất tốt đối với sức khỏe của con người. Bài viết hôm nay, Top 10 Việt Nam sẽ liệt kê 10 loại dược liệu cao cấp phổ biến và bổ dưỡng tại nước ta.
Chó đẻ răng cưa
Cây chó đẻ răng cưa còn được biết đến với tên gọi là Diệp hạ châu. Chó đẻ răng cưa có những tác dụng cực kỳ hữu ích cho sức khỏe như giúp ngăn ngừa nguy cơ sỏi thận và cải thiện sức khỏe gan. Ngoài ra, đặc tính chống oxy hóa cùng với khả năng kháng khuẩn hiệu quả giúp cây chó đẻ răng cưa ngày càng có giá trị kinh tế cao.
Đẳng sâm
Đẳng sâm được mệnh danh là “nhân sâm của người nghèo” bởi rễ của cây cũng có tác dụng như nhân sâm. Cây thường mọc hoang trên các nương rẫy ở các tỉnh vùng núi phía Bắc và Tây Nguyên.Rễ củ của đẳng sâm thường được bào chế thành thuốc chữa tỳ vị yếu, ho, thiếu máu, biếng ăn,… Ngoài ra, đẳng sâm còn có tác dụng bổ tỳ, kiện vị, bồi bổ cơ thể và hỗ trợ tiêu hóa.
Sài đất
Sài đất còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như húng trám hay cúc nháp. Cây sài đất thường mọc hoang và hiện được trồng khắp nơi trên đất nước ta.Loại dược liệu này có tác dụng kháng khuẩn mạnh với nhiều loại vi khuẩn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể. Sài đất còn được dùng để chữa mụn nhọt, chốc lở, mẩn ngứa, sốt phát ban,…
Hà thủ ô đỏ
Hà thủ ô đỏ thường mọc hoang ở các vùng núi phía Bắc như Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La,… Trong hà thủ ô đỏ có chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe như tanin, tinh bột, chất đạm, chất béo, các chất vô cơ,… Tác dụng nổi bật của hà thủ ô đỏ là bổ máu, bổ gan thận, bồi bổ khí huyết và làm đen râu tóc.
Tam thất
Cây tam thất còn được biết đến với tên gọi nhân sâm tam thất hay tam thất bắc. Tam thất thuộc loại cây thảo sống lâu năm và thường được trồng ở các vùng núi cao như Cao Bằng, Lào Cai, Hà Giang,…Tam thất được xem là dược liệu quý ngang với nhân sâm bởi thành phần của tam thất chủ yếu là Saponin – thành phần thường thấy trong nhân sâm. Tam thất có tác dụng cầm máu, giúp khí huyết lưu thông, chống mệt mỏi, tăng cường sinh lực và đề kháng cho cơ thể,…
Cỏ tranh
Cỏ tranh có tên khoa học là Imperata cylindrica P. Beauv và thường mọc thành bãi lớn khắp vùng đồng bằng, trung du và miền núi nước ta. Cây cỏ tranh chứa glucose, fructose, acid hữu cơ,… nên có tác dụng cầm máu, lợi tiểu. Đồng thời, chữa các bệnh như bí tiểu tiện, sốt nóng, sốt vàng da,…
Hoàng liên chân gà
Hoàng liên chân gà có tên khoa học là Thalictrum foliolosum DC thuộc loại cây thảo, mọc hoang nhiều ở các tỉnh vùng núi Tây Bắc. Thành phần chính của cây là berberin và alcaloid nên nó có tác dụng chữa viêm ruột, lỵ trực khuẩn, viêm họng, viêm gan,…
Bình vôi
Cây thường mọc hoang ở các vùng núi đá vôi thuộc nước ta, đặc biệt là ở Ninh Bình. Bình vôi có tác dụng an thần, giúp hạ đường huyết, thanh nhiệt, giải độc. Loại dược liệu quý này còn được dùng để chữa bệnh mất ngủ, hen suyễn, đau dạ dày, mất ngủ, sốt nóng, nhức đầu,…
Sâm Ngọc Linh
Đứng đầu trong danh sách 10 loại dược liệu cao cấp là sâm Ngọc Linh. Sâm Ngọc Linh được tìm thấy năm 1973 tại núi Ngọc Linh thuộc tỉnh Kon Tum.Sâm Ngọc Linh có tác dụng cải thiện hệ miễn dịch, bảo vệ chức năng gan, giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt. Ngoài ra, đây còn là loại dược liệu có tác dụng hỗ trợ hiệu quả cho những bệnh nhân đang điều trị ung thư.
Bông mã đề
Cây bông mã đề hay còn gọi là cây vó ngựa thuộc loại cây thân thảo và thường được trồng khắp nơi trên nước ta. Bông mã đề có tác dụng lợi tiểu, tăng thải trừ Urê, kháng khuẩn, kháng viêm. Vì vậy, thường được dùng để chữa các bệnh như bí tiểu tiện, viêm thận, viêm phế quản, đau mắt đỏ, tả lỵ,…