Để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé trong giai đoạn mang thai và sau khi sinh, chị em phụ nữ nên chuẩn bị đầy đủ kiến thức trước khi có kế hoạch mang thai. Bài viết này top10vietnam chia sẻ 10 điều nên làm trước khi mang thai chị em nên tìm hiểu.
Sẵn sàng về mặt tài chính – vấn đề không bao giờ là thừa
Chăm sóc thai phụ, sinh con cũng như nuôi dạy con là việc tốn kém khá nhiều chi phí.
Bạn có thể sẽ phải chi trả rất nhiều thứ như chăm sóc sức khỏe, khám bệnh, mua đồ dùng… để chăm sóc sức khỏe cho giai đoạn mang thai, cho ngày chuyển dạ, chăm sóc hậu sản và cả một thời gian dài nuôi con sau này.
Do đó, chuẩn bị tài chính ổn định khi có ý định mang thai sẽ có thể giúp gia đình bạn vững tin hơn trong tương lai, bé của bạn cũng sẽ có cơ hội được nuôi dưỡng trong điều kiện tốt nhất.
Chuẩn bị tâm lý thoải mái – đặc biệt tốt cho bé sau này
Chuẩn bị sớm và kỹ lưỡng về mặt tâm lý sẽ giúp phụ nữ bớt lo lắng, phiền muộn trong thời kỳ mang thai.
Các nhà khoa học cho biết, phụ nữ bị stress sẽ có khả năng thụ thai thấp hơn những người có tâm trạng thoải mái và ổn định.
Bạn cũng nên cố gắng duy trì tâm lý thoải mái trong giai đoạn mang thai.
Mẹ có tâm lý tốt sẽ khỏe mạnh hơn trong thai kỳ, trẻ sinh ra cũng không mắc các tình trạng bệnh tật.
Ngoài ra, có một tâm lý vững vàng cũng giúp quá trình sinh nở và hồi phục sau sinh diễn ra nhẹ nhàng và dễ dàng hơn.
Bổ sung kiến thức về thai kỳ và nuôi dạy trẻ – điều nên làm trước khi mang thai cho các bạn lần đầu làm mẹ
Đọc sách về quá trình mang thai, dạy con càng nhiều càng tốt và càng sớm càng tốt, đặc biệt là đối với những người lần đầu làm bố mẹ.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên tham gia một số lớp học tiền sản để thu nạp thêm kiến thức và thông tin về thời kỳ mang thai, cũng như cách chăm sóc trẻ sơ sinh.
Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt và ngưng dùng thuốc ngừa thai – đặc biệt lưu ý
hiều càng tốt và càng sớm càng tốt, đặc biệt là đối với những người lần đầu làm bố mẹ.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên tham gia một số lớp học tiền sản để thu nạp thêm kiến thức và thông tin về thời kỳ mang thai, cũng như cách chăm sóc trẻ sơ sinh.
Khi có ý định mang thai, bạn nên theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình để biết được thời gian rụng trứng. Quan hệ vào thời điểm rụng trứng sẽ có cơ hội mang thai cao hơn.
Bạn nên ngừng các biện pháp tránh thai như uống thuốc hoặc đặt vòng… khi có ý định mang thai.
Sau khi ngừng sử dụng các biện pháp tránh thai trong một thời gian thì việc rụng trứng mới có thể đều đặn trở lại, khả năng có thai cũng từ đó diễn ra như bình thường.
Khám sức khỏe tổng quát – nên làm để có thai kỳ khỏe mạnh
Mục tiêu chính của việc chuẩn bị này là tìm ra những yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến thai kỳ.
Xác định các yếu tố này trước khi mang thai giúp tăng cơ hội mang thai và em bé khỏe mạnh hơn.
Tại đây, bác sĩ sẽ tìm hiểu về tiền sử bệnh của bạn và gia đình, các loại thuốc bạn đang sử dụng…
Bạn và chồng cũng sẽ được thực hiện các kiểm tra di truyền để chắc hai người không bị mắc các bệnh lý di truyền nghiêm trọng.
Ngoài ra, trong trường hợp bạn bị tiểu đường, hen suyễn hoặc cao huyết áp, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn điều trị trước khi mang thai để cả mẹ và bé được an toàn và khỏe mạnh trong cả thai kỳ.
> Xem thêm: 10 điều nên làm để bảo vệ hôn nhân, tổ ấm gia đình
Tiêm phòng – tìm hiểu kĩ trước khi tiêm
Một số bệnh có thể gây nguy hiểm cho mẹ và các dị tật ở thai nhi. Do đó, nếu chưa tiêm thì bạn nên tiêm phòng những loại bệnh sau khi chuẩn bị mang thai:
- Rubella
- Sởi
- Quai bị
- Thuỷ đậu
- Cúm
Việc tiêm phòng nên được thực hiện ít nhất 1-3 tháng trước khi mang thai. Không nên tiêm phòng trong giai đoạn thai kỳ vì một số loại vắc-xin có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm.
Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết – yếu tố quyết định tỉ lệ đậu thai
Bạn nên bổ sung đủ vitamin và khoáng chất cần thiết mỗi ngày, trước khi chuẩn bị mang thai từ 1-3 tháng để cả mẹ và bé luôn khỏe mạnh về sau. Các chất cần thiết trong giai đoạn chuẩn bị mang thai:
- Acid folic: giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh (những dị tật xảy ra từ ngày thứ 28 sau khi thụ thai, khi ống thần kinh hình thành).
- Sắt: Sắt tham gia quá trình vận chuyển oxy tối cần thiết cho sự phát triển của thai, đồng thời giúp mẹ tránh nguy cơ thiếu máu. Việc bổ sung sắt trước khi mang thai là đều cần thiết.
- Canxi: Đây là nguyên liệu chính để hình thành xương và răng của bé. Trong thai kỳ, nếu mẹ không bổ sung đủ canxi thì bé sẽ sử dụng chính canxi từ cơ thể mẹ, gây ra nguy cơ thiếu hụt canxi ở thai phụ.
- Omega-3: Bổ sung đầy đủ DHA/EPA trước khi có thai giúp tăng khả năng thụ thai, đảm bảo cung cấp dinh dưỡng tốt nhất cho sự làm tổ của bào thai.
- Vitamin D: Rất quan trọng đối với sự phát triển xương và răng của thai nhi. Ngoài ra, hấp thụ vitamin D có thể giảm nguy cơ phát triển bệnh tự kỷ ở trẻ nhỏ.
- Iot: Đóng vai trò quan trọng trong việc giúp tuyến giáp tổng hợp các hormone cần thiết để điều chỉnh quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Thiếu iot có thể làm cho quá trình trao đổi chất suy giảm, gây ảnh hưởng đến não bộ của bé.
Tập thể dục – nên làm trước khi mang thai để có tinh thần và thể lực khỏe mạnh nhất
Tập thể dục sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, giảm căng thẳng và giúp việc thụ thai dễ dàng hơn. Cơ thể bạn cũng khỏe mạnh hơn trong thai kỳ, nhờ đó có thể chống lại bệnh tật
Bạn có thể áp dụng các bài tập nhẹ như yoga, aerobic hoặc bơi lội. Nếu không có thời gian, bạn có thể đi bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày. Ngoài ra, để có thể vận động nhiều, bạn nên đi thang bộ thay vì thang máy, đi bộ đến những địa điểm gần bạn…
Hình thành thói quen sinh hoạt tốt – việc làm tốt cho em bé
Người mẹ có thói quen hút thuốc, uống rượu và sử dụng thuốc có thể gây hại đối với sức khỏe thai nhi, cũng như là giảm chất lượng thụ thai.
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ chính là thời điểm thai nhi dễ bị tổn thương nhất.
Nếu bạn đang có lối sống tiêu cực này này, hãy cố gắng từ bỏ ngay từ trước khi mang thai để làm giảm hoặc thậm chí loại bỏ nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh.
Áp dụng chế độ ăn lành mạnh – luôn tốt cho cơ thể mọi giai đoạn
Hầu hết các chất dinh dưỡng đều đến từ những loại thực phẩm bạn sử dụng hàng ngày nên việc áp dụng một kế hoạch ăn uống hợp lý, đầy đủ lượng dưỡng chất sẽ giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Tiêu chí dinh dưỡng trong giai đoạn này không phải ăn nhiều mà là ăn đủ chất dinh dưỡng, biết được những chất nào xuất hiện trong bữa hàng ngày.
Một chế độ dinh dưỡng tốt cho phụ nữ chuẩn bị mang thai nên bao gồm nhiều loại trái cây, rau tươi và ngũ cốc nguyên hạt.
Ngoài ra, phụ nữ nên bổ sung thêm các loại thức ăn chứa acid folic và sắt trong giai đoạn này vì chúng giúp làm giảm nguy cơ bệnh tật ở trẻ sơ sinh.
Trên đây là tổng hợp 10 điều nên làm trước khi mang thai, các bạn nữ đang có ý định mang thai nên tham khảo.